- Bài viết của BGH
- Ý kiến người học
- Ý kiến Phụ huynh - Học sinh
- Hợp tác Doanh nghiệp
-
Lịch công tác
- Thời khóa biểu
- Qui định nội bộ
- Phòng chống tham nhũng
- Tài liệu cho viên chức - GV
- Tài liệu cho HSSV
- Hỗ trợ NN DIOXIN / Khuyết tật
- Văn phòng điện tử V-Office
- Thư viện ảnh
- Luật giáo dục nghề nghiệp
- Thư viện điện tử
- Phòng chống dịch Covid-19
Liên kết website
- Tin tức
- 15 tuổi học tiếp phổ thông hay học nghề?
Tin tức
15 tuổi học tiếp phổ thông hay học nghề?
Con không đủ điểm vào lớp 10 THPT công lập, nhiều phụ huynh lo lắng không biết có nên cho con tiếp tục học phổ thông ở trường tư hay đi học nghề?
Trong đợt tuyển sinh lớp 10 căng thẳng vừa qua, riêng tại TP.HCM và Hà Nội, mỗi địa phương có hàng chục ngàn học sinh không đủ điểm vào trường THPT công lập. Nhiều phụ huynh lo lắng: Với độ tuổi này, con mình nên tiếp tục học phổ thông hay mạnh dạn đi học nghề?
Học tiếp phổ thông hay học nghề là câu hỏi mà không ít phụ huynh đặt ra khi con em mình tốt nghiệp THCS - Ảnh: DUYÊN PHAN
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Cao Văn Sâm - phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề công tác xã hội Việt Nam, viện trưởng Viện Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực - nhận định:
- Đặt ra câu hỏi 15 tuổi đã sẵn sàng học nghề chưa nghĩa là chúng ta vẫn còn nặng nề quan niệm bằng cấp, khác xa với nhận thức và hành động của các nước phát triển.
Bộ luật lao động hiện hành và Luật giáo dục nghề nghiệp đều nghiên cứu kỹ và xác định học sinh học xong lớp 9 - đã 15 tuổi - có quyền được vào học nghề hoặc ra thị trường lao động, trừ một số ngành nghề nhạy cảm, nặng nhọc, độc hại.
PGS.TS Cao Văn Sâm
Không nên quá lo lắng
* Nhưng học nghề ở tuổi này chắc chắn các em sẽ gặp không ít khó khăn, nhiều bậc phụ huynh lo con mình còn quá non nớt để bước vào đời, thưa ông?
- 15 tuổi là lúc các em cần chuẩn bị tương lai cho mình. Việc lựa chọn tiếp tục học gì, học thế nào không chỉ phụ thuộc vào nguyện vọng cá nhân mà còn căn cứ trên năng lực, điều kiện thực tế của mỗi người.
Nhiều gia đình đã rất lãng phí khi tìm mọi cách cố cho con em mình học hết THPT dù khả năng học tập hạn chế và điều kiện kinh tế khó khăn, để rồi sau đó hết THPT lại quay ra học nghề.
Những trường hợp như vậy chờ đến năm 18 tuổi mới nghĩ tới chuyện nghề nghiệp là trễ. Bởi nếu chọn học nghề ngay sau THCS thì ở tuổi 18, các em đã vừa được trang bị kiến thức văn hóa, vừa hình thành tay nghề vững chắc rồi.
Nhiều nước đã chọn những người có tên tuổi, thành công từ việc học nghề làm đại sứ nghề để lan tỏa lựa chọn học nghề. Việt Nam cũng đang xúc tiến việc lựa chọn đại sứ nghề từ chính những thợ giỏi, những tấm gương đủ sức tạo cảm hứng cho cộng đồng, đủ sức hấp dẫn để người trẻ mạnh dạn, tin tưởng vào lựa chọn nghề nghiệp từ sớm của mình
Tất nhiên, bước vào học nghề ở tuổi 15 các em sẽ phải đối mặt với một số khó khăn như: học vấn thấp phải nỗ lực cao, sức khỏe hạn chế nên gặp khó khi học các nghề đòi hỏi trang thiết bị to, cồng kềnh...
Một thách thức đáng kể khác là cần trang bị thêm kỹ năng mềm, kỹ năng khởi nghiệp để học xong các em có đủ kiến thức, kỹ năng, thái độ để tự tin bước vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, không phải em nào cũng có khả năng học liên thông lên trình độ cao hơn mặc dù có nhu cầu...
Song các em học sinh và chính các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng khi thực tế đang ngày càng có nhiều người lập thân, lập nghiệp, lập danh tiếng từ việc sớm chọn học nghề. Chuyên gia nấu ăn, chuyên gia trang điểm hay thợ cơ khí, thợ sửa ôtô... có mức thu nhập hàng chục triệu hoặc vài chục triệu đồng một tháng hiện đã rất phổ biến.
* Như ông nói, Việt Nam vẫn còn nặng quan niệm bằng cấp, còn các nước đã "thoát ly" tâm lý này ra sao?
- Không chỉ các nước ở châu Âu, như ở châu Á một số nước cũng đã thực hiện phân luồng khá thành công. Chẳng hạn tại Indonesia, năm 2007 tỉ lệ học sinh sau THCS vào học THPT còn 57% và vào học nghề đã tăng lên 43%; ở Trung Quốc có 56,7% số học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đã vào học trong các trường nghề; Đài Loan tỉ lệ phân luồng vào giáo dục nghề nghiệp là 50%.
7 năm trước, chỉ thị 10 của Bộ Chính trị đã đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đi học nghề. Tuy nhiên, thực tế thực hiện còn kém rất xa so với mục tiêu đề ra. Tỉ lệ học sinh sau THCS rẽ lối đi học nghề hiện chưa đạt 10%.
Trong đề án "Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025" vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một lần nữa mục tiêu này lại được đặt ra.
Thủ tướng nêu quyết tâm đến năm 2020, có ít nhất 30% học sinh học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp.
Các trường phải đổi mới để hấp dẫn người học
* Nếu tuổi 15 đã đủ độ "chín" để học nghề thì chính hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ phải thay đổi thế nào để người học gửi gắm niềm tin và lựa chọn?
- Đối với các trường, để hấp dẫn người học không có cách nào khác là phải đổi mới. Xu hướng hiện nay là các trường phải áp dụng phương pháp đào tạo theo năng lực thực hiện, gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp ở các khâu trước, trong đào tạo và sử dụng...
Nhu cầu của doanh nghiệp, thị trường lao động, đòi hỏi của công nghệ sản xuất, cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng để đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo. Bên cạnh đó, cần đổi mới nâng cao chất lượng quản trị, điều kiện văn thể mỹ..., bảo đảm cho học sinh vừa học nghề vừa phát triển toàn diện.
* Nhưng nhiều người vẫn e ngại học nghề vì con đường liên thông lên các trình độ đào tạo cao hơn hiện còn nhiều cản trở, thưa ông?
- Để khắc phục các rào cản không đáng có trong quá trình liên thông, Chính phủ đã ban hành khung trình độ quốc gia. Các bộ Giáo dục - đào tạo, Lao động - thương binh và xã hội đã có nhiều đổi mới áp dụng khung. Còn các cơ sở đào tạo đang tích cực xây dựng chương trình theo tích lũy modul, tín chỉ.
Liên thông qua chương trình dần sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng trên thực tế vẫn còn gặp nhiều rào cản kỹ thuật.
Trong một số quy định cụ thể, ví như việc bắt buộc thi đầu vào đại học như học sinh phổ thông với đối tượng học liên thông là chưa phù hợp. Chúng ta nên coi liên thông chủ yếu xuất phát từ thực tế lao động sản xuất, với nhu cầu muốn tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả lao động.
Để đạt mục tiêu ấy, các ngành đào tạo khác nhau có những yêu cầu khác nhau. Vì vậy, nên để các trường tự chủ đặt ra yêu cầu tuyển sinh liên thông phù hợp hơn là việc áp đặt một quy định chung cho cả người đã học nghề và học sinh phổ thông vào đại học.
Ngọc Hà thực hiện
Nguồn: //gdnn.gov.vn
Các tin khác
- » bầu cua tôm cá đổi thưởng là gì về việc nghỉ tết Dương lịch tết Nguyên đán Giáp thìn năm 2024 và một số nhiệm vụ trước, trong và sau tết
- » Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
- » Tham gia khoá đào tạo “Train the Trainer” tại Công ty TNHH SMC Corporation (Việt Nam)
- » Lễ ký kết hợp tác với doanh nghiệp và trao tặng học bổng cho học sinh - sinh viên
- » Tổ chức lớp tiếng hàn miễn phí dành cho HSSV DCoHT – Cơ sở 2
- » bầu cua tôm cá đổi thưởng là gì , Tập đoàn Avestos - Cộng hòa Liên bang Đức đã tổ chức buổi gặp gỡ trong khuôn khổ hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nghề.
- » Triển khai tập huấn đào tạo về nền tảng Công dân số cho học viên là học sinh, sinh viên và người lao động tại các doanh nghiệp.
- » Tổ chức thành công Đại hội điểm Chi bộ 2, nhiệm kỳ 2023 - 2025